Cangkhuyenluong.vn

Confessions of a Shopaholic

CẢNG KHUYẾN LƯƠNG
Giá thành tốt nhất
Confessions of a Shopaholic

CẢNG KHUYẾN LƯƠNG
Uy tín - Chất lượng
Confessions of a Shopaholic

CẢNG KHUYẾN LƯƠNG
Dịch vụ tốt nhất

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ



HÌNH ẢNH

Giới Thiệu

Mô hình bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cảng Khuyến Lương

Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 16 Tháng 5 2016 15:46 )
 

Lịch sử hình thành và phát triển

 

I - GIAI ĐOẠN 1985 ¸1990

 

          Từ một bến phà phục vụ giao thông trong chiến tranh, với một cầu tàu tạm dài 20 mét ở cao trình +7m, 06 dẫy nhà tạm cấp 4 được trưng dụng để thành lập Cảng Khuyến Lương. Với hơn 20 cán bộ, kỹ sư từ văn phòng Bộ GTVT, Liên hợp các Xí nghiệp GT2, cảng Hà Nội, trường Đại học Giao thông sắt bộ... và 76 lao động, chủ yếu là lực lượng thanh niên xung phong đảm bảo giao thông tại bến phà Khuyến Lương thuộc Xí nghiệp quản lý công trình giao thông TW208, được Bộ GTVT điều động về Cảng để hình thành bộ máy quản lý điều hành và bổ sung lực lượng lao động chính của cảng Khuyến Lương giai đoạn đầu mới thành lập.

            Ngay sau khi ổn định tổ chức, cảng Khuyến Lương đã đi vào hoạt động nhộn nhịp, nhiệm vụ giải phóng tàu pha sông biển là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Những chuyến hàng lương thực Nam - Bắc đầu tiên vận chuyển bằng tàu pha sông biển được đón nhận trang trọng tại cảng Khuyến Lương - Hà Nội. Và từ đây hàng hóa được xếp dỡ lên ôtô vận chuyển đưa vào phục vụ nhu cầu dân sinh cũng như xây dựng tái thiết Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận do chiến tranh tàn phá.

            Giai đoạn 1986¸1990, Cảng Khuyến Lương bộn bề công việc, vừa tổ chức sản xuất thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao, vừa tiến hành thi công xây dựng cảng giai đoạn I. Cảng nhanh chóng được đầu tư tăng năng lực về lao động sống, về thiết bị sản xuất và về kết cấu hạ tầng.

            Mặc dùng mới được thành lập, cơ sở vật chất còn đơn sơ, ngay sau khi ổn định tổ chức, Cảng đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Công tác xếp dỡ hàng hóa phục vụ đội tàu pha sông biển, các đoàn sà lan kéo, đẩy, sà lan tự hành, sà lan LASH vận chuyển các mặt hàng như: Gạo, từ đồng bằng sông Cửu Long ra Hà Nội, sắp thép kim khí nhập khẩu từ Liên Xô và các nước Đông Âu về Việt Nam, hàng bách hóa nội địa, hàng phân bón, chất đốt đã được Cảng đón nhận tổ chức xếp dỡ, vận chuyển đưa vào trung tâm thành phố, đến tận chân các công trình và đến tận các đại lý phân phối tiêu thụ. Sản lượng lương thực, hàng bách hóa, phân bón, chất đốt... thông qua Cảng giai đoạn này tăng từ 25.378TTQ năm 1986, đến 81.371TTQ năm 1990. Đây là thời kỳ phương thức vận tải biển pha sông được chọn làm phương thức vận tải tiên tiến.

            Năm 1988, chương trình đầu tư xây dựng cảng giai đoạn I hoàn tất với khu nhà 2 tầng, 15 phòng làm việc, cộng với một hội trường dùng làm nơi tổ chức các hội nghị được gọi là khu nhà điều hành cảng. Cầu tàu được đầu tư xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép có chiều dài 86 mét, với cao trình +11m, có thể tiếp nhận tàu pha sông biển có tải trọng lên tới 3.000tấn. Hệ thống đường nội bộ được bê tông hóa nhằm đảm bảo hoạt động cho những xe chở hàng có tải trọng lên tới 30 tấn. Hệ thống kho tàng, bến bãi được xây dựng cải tạo với 02 kho mái vòm 1440m2, 280m2 kho cấp 4 và khoảng 20.000m2 bãi. Hệ thống điện phục vụ sản xuất, hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh đồng thời cũng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách... Những công trình này thực sự đã phát huy hiệu quả, tăng năng lực xếp dỡ và vận chuyển, ổn định phát triển sản xuất. Ngoài ra, Cảng cũng tự đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn tự có.

 

II - GIAI ĐOẠN 1991 ¸ 2000

 

          Từ năm 1991, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới, công cuộc đổi mới được bắt đầu, đất nước thực sự chuyển mình, nông nghiệp có những bước phát triển ngoạn mục, miền Bắc đã tự cung cấp đủ gạo, nguồn hàng lương thực vận chuyển từ đồng bằng sông Cửu Long ra Hà Nội đã giảm dần. Mặt khác, Liên Xô và một loạt các nước Đông Âu sụp đổ, nguồn hàng nhập khẩu từ các nước này về Việt Nam không còn, sản xuất của Cảng Khuyến Lương bước vào giai đoạn khó khăn mới.

            Không lùi bước trước khó khăn, tập thể CBCNV Cảng Khuyến Lương với hạt nhân là Chi bộ đảng, đã dồn sức lực, chung trí tuệ, tìm hướng sản xuất mới. Với chính sách mềm dẻo, lấy chữ tín làm trọng, đề cao chất lượng dịch vụ, giữ vững các khách hàng truyền thống, thu hút các khách hàng, đối tác mới. Có thể thấy, giai đoạn khởi đầu của một cảng thuỷ nội địa tổng hợp được hình thành, ngoài sản xuất dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, một loạt ngành nghề mới được mở ra, trong đó  hoạt động khai thác và kinh doanh vật liệu

xây dựng là mặt trận hàng đầu, được Cảng chọn đầu tư mở rộng chiến lược cả về quy mô lẫn chiều sâu. Mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân viên đều nhất tâm rằng không ai sinh ra là biết và giỏi mọi nghề, điều quan trọng là biết đầu tư sức lực, trí tuệ, tài chính đúng chỗ,

đúng lúc, biến chớp thời cơ, trăm trận trăm thắng.

            Sau khi khảo sát, tìm kiếm, học tập đơn vị bạn, được Bộ GTVT khuyến khích và ủng hộ, Cảng bắt đầu triển khai dự án đầu tư 02 tàu hút bùn HB16. Xin phép Bộ GTVT giao nhiệm vụ nạo vét lòng sông, lòng hồ, vùng nước trước bến cảng, được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép tận thu sản phẩm nạo vét là cát san nền, cát xây dựng.

            Hoạt động SXKD của Cảng lại bắt đầu với nhịp độ mới, khí thế mới. Trên diện tích 42ha mặt nước sông Hồng, được UBND thành phố Hà Nội cấp phép vùng khai thác khoáng sản - cát đen, tàu công trình của Cảng đi vào hoạt động và được chuyên môn hóa, nhờ đó sản lượng khai thác cát tăng dần và trở thành hoạt động sản xuất chính giai đoạn 1992¸2000. Kết quả vùng nước Cảng được nạo vét, duy tu, sản phẩm nạo vét được tận thu đưa vào phục vụ các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và các tỉnh lân cận. Từ năm 1992÷2000, Cảng đã khai thác và cung cấp cho thị trường hàng chục triệu mét khối cát đen xây dựng. Các công trình trọng điểm của Hà Nội như dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, dự án khu độ thị mới Định Công, Linh Đàm, Đại Kim... đều có sự đóng góp sản phẩm, công sức, trí tuệ của tập thể người lao động Cảng Khuyến Lương. Từ năm 1993 trở đi, hoạt động của đội tàu pha sông biển bắt đầu đi vào giai đoạn khó khăn, nhu cầu vận chuyển lương thực Nam - Bắc giảm mạnh, điều kiện khai thác chạy tàu pha sông biên trên các tuyến sông miền Bắc dần dần kém hấp dẫn. Hầu hết các tuyến sông miền Bắc khan cạn về mùa khô và dòng chảy xiết về mùa lũ, chi phí vận tải tăng, tàu pha sông biển không còn được ưa chuộng. Trước tình hình đó, đồng thời với quá trình đầu tư phát triển mảng nghề hoạt động kinh doanh khai thác VLXD, Cảng Khuyến Lương còn đầu tư nghiên cứu tìm kiếm đối tác, bạn hàng mới, chủ trương liên doanh, liên kế, hợp tác toàn diện với các Công ty vận tải đường sông để khai thác trung chuyển hàng từ Hải Phòng, Quảng Ninh về Hà Nội bằng các phương tiện sà lan kéo, đẩy với mớn nông có thể vận chuyển được trong mùa khô để cung ứng dịch vụ xếp dỡ và dịch vụ vận chuyển từ Cảng Khuyến Lương vào trung tâm Thủ đô và các vùng lân cận.

            Nhờ đó, tàu thuyền tấp nập ra, vào Cảng Khuyến Lương, sản xuất lại sôi động trở lại. Nguồn hàng xi măng Chinfon, than Vàng Danh, sắt thép từ Cảng Hải Phòng đưa về Hà Nội, phân lân Văn Điển xuất đi miền Nam, xi măng chống mặn đưa ra đảo Trường Sa, sắt thép Thái Nguyên đưa vào Hà Tiên...là những mặt hàng chính chiếm ưu thế thông qua Cảng Khuyến Lương trong giai đoạn này.

            Cũng thời gian này, Xí nghiệp Liên hợp Vận tải Biển pha Sông ngày càng dấn sâu vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và đến năm 1996÷1997, XNLH Vận tải Biển pha Sông đã tiến gần đến bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, Cảng Khuyến Lương lại được lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chọn làm đơn vị điểm tựa để cơ cấu lại XNLH Vận tải Biển pha Sông. Lần lượt các đơn vị trực thuộc XNLH Vận tải Biển pha Sông bao gồm: Xí nghiệp Cung ứng dịch vụ vận tải, Trung tâm thông tin được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra quyết định giải thể, chuyển nguyên trạng lao động về cảng Khuyến Lương. Trong đó người lao động không có việc làm, nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền đất khu văn phòng Lạc Trung là những tồn tại khó bề khắc phục.

            Một lần nữa cán bộ, đảng viên, người lao động Cảng Khuyến Lương lại được giao nhiệm vụ nặng nề, đầy thử thách. Chủ trương mới của Cảng lúc này là mở rộng hợp tác, mở các bến vệ tinh, khai thông bế tắc khó khăn tại cảng chính. Với mục tiêu tăng việc làm, đảm bảo cho số lao động mới được điều động về cảng có việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định sản xuất, tạo điều kiện cho lãnh đạo XNLH Vận tải Biển pha Sông tập trung toàn lực vào chương trình sắp xếp, cải tổ XNLH. Một loạt bến lẻ vệ tinh của Cảng được ra đời, đó là bến Đức Giang, bến Cống Thôn, bãi Đông Dư... Khách hàng đến với Cảng Khuyến Lương lúc này không chỉ được cung cấp dịch vụ có chất lượng, uy tín mà còn được phục vụ đa phương thức, nhiều địa điểm, cần ở đâu thì Cảng phục vụ ở đó.

            Ngoài việc mở rộng dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, Cảng đã đầu tư đào tạo một đội quân chuyên làm uỷ thác giao nhận đại lý có chất lượng và uy tín cao. Bởi vậy, trong giai đoạn này Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã tín nhiệm chọn Cảng Khuyến Lương để ký hợp động thực hiện đại lý vận chuyển và giao nhận mỗi năm hàng trăm ngàn tấn xi măng các loại từ miền Bắc đưa vào giao tại các tình miền Nam như: Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, An Giang, Khánh Hoà, Quy Nhơn, Đà Năng... Các mặt hàng sắt thép, dung dịch khoan dầu khí cũng được các đối tác chọn và giao cho Cảng thực hiện đại lý vận chuyển và giao nhận Bắc - Nam.

             Hoạt động dịch vụ vận chuyển và xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng cũng được Cảng tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, Cảng Khuyến Lương đã nhận xếp dỡ, vận chuyển đường thuỷ, đường bộ các thiết bị nâng hạ của sân bay Nội Bài, thiết bị bồn lên men các nhà máy bia, thiết bị phục vụ thi công các công trình, khu công nghiệp, khu đô thị mới... từ Hải Phòng về Cảng Khuyến Lương và từ Cảng xếp dỡ, vận chuyển đến chân công trình tại các địa điểm trong thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

            Đến năm 1998, Cảng Khuyến Lương từ một cảng pha sông biển đã chuyển hoàn toàn sang một cảng thuỷ nội địa đa ngành nghề. Kết quả hoạt động SXKD trong giai đoạn này có bước phát triển tương đối khá, năm 1999 Cảng đã thực hiện sản lượng 183.640 tấn thông qua, doanh thu 11.959.352.359 đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 728.900đồng/người-tháng, nộp ngân sách 590.586.000 đồng, lợi nhuận 180.255.536đồng.

            Cũng trong năm 1998, Chi bộ Cảng Khuyến Lương được nâng cấp thành Đảng bộ bộ phận với trên 30 đảng viên. Cuối năm 1999, đảng bộ bộ phận tổ chức Đại hội đảng bộ bộ phận lần thứ nhất và bầu Ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 1999-2001.

 

III - GIAI ĐOẠN 2000 - 2005

 

            Giai đoạn từ năm 2000÷2005, XNLH Vận tải Biển pha Sông tiến hành thực hiện các bước sắp xếp lại, hoạt động SXKD chuyển hướng hoàn toàn từ vận tải pha sông biển sang vận tải ven biển và vận tải biển xa. Với bước phát triển mới hết sức ngoạn mục, XNLH Vận tải Biển pha Sông đổi mới hoàn toàn và đổi tên thành Công ty Hàng hải Đông Đô. Để tăng năng lực cạnh tranh cho Cảng Khuyến Lương trong nền kinh tế thị trường, khi mà hàng loạt các cảng thuỷ nội địa mới được đầu tư thành lập trong khu vực, Cảng tiếp tục được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trình Bộ GTVT phê duyệt Dự  án nâng cấp phát triển Cảng giai đoạn II.

            Ngày 31/12/2001, Bộ GTVT đã có Quyết định số 4566/QĐ-GTVT phê duyệt Dự án nâng cấp phát triển Cảng giai đoạn II với phân kỳ đầu tư thứ nhất của Dự án được thực hiện trong 3 năm từ 2003÷2005. Kết thúc phân kỳ đầu tư, năng lực Cảng Khuyến Lương được tăng lên, lợi thế và khả năng cạnh tranh trong khu vực của Cảng chuyển lên vị trí ưu thế. Hai cầu tầu cứng có chiều dài 80 mét, 11.085m2 bãi cấp phối, 10.956m2 đường và bãi bê tôn, 5690m2 đường bê tông, nâng diện tích kho, bãi Cảng cho thuê lên đến 10.791m2 kho và 28.746m2 bãi các loại được đưa vào khai thác. Khách hàng có nhu cầu xếp dỡ hàng hóa, nhu cầu thuê kho, bãi đến làm ăn với Cảng Khuyến Lương ngày càng tăng lên. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm từ 2001÷2005 có bước tăng trưởng khá.

            Năm 2001, sản lượng đạt 199.556 tấn thông qua, doanh thu đạt 17.360.245.715 đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.021.000 đồng/người-tháng, đến năm 2005 sản lượng đạt 231.102 tấn thông qua, doanh thu đạt 19.125.628.804 đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.468.000 đồng/người-tháng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 15,8% về sản lượng; 10,2% về doanh thu và 43,7% về thu nhập bình quân của người lao động.

            Tuy sản xuất của Cảng đi vào ổn định, người lao động có đủ việc làm, thu nhập tăng, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện, song do đặc điểm và tính chất của một cảng thuỷ nội địa, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp, không hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Bởi vậy, năm 2005 trước khi Công ty Hàng hải Đông Đô triển khai cổ phần hóa, Bộ GTVT ra Quyết định số 3702/QĐ-BGTVT, ngày 04/10/2005 "Tách chuyển nguyên trạng Cảng Khuyến Lương đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Hàng hải Đông Đô về làm đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam", tạo điều kiện cho Công ty Hàng hải Đông Đô thực hiện thắng lợi công cuộc cổ phần hoá.

            Trong giai đoạn này, công tác xây dựng và phát triển Đảng được đặc biệt trú trọng. Từng bước, đảng uỷ Cảng Khuyến Lượng vạch chủ trương chiến lược xây dựng, mở rộng và phát triển sản xuất, giao cho chính quyền triển khai thực hiện. Mặt khách, đảng bộ đã giành nhiều thời gian cho công tác tạo nguồn và bổ sung phát triển đội ngũ đảng viên nâng tầm từ Đảng bộ bộ phận thành một đảng bộ cơ sở, được Quận uỷ quận Hoàn Kiếm ra Quyết định thành lập đảng bộ cơ sở Cảng Khuyến Lương.

 

IV - GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

 

          Giai đoạn từ 2006÷2010, với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đảng uỷ, Ban lãnh đạo, sự phấn đấu nỗ lực của tập thể người lao động, sự chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ có hiệu quả của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, do đó từ năm 2006÷2010, Cảng Khuyến Lương liên tục là đơn vị hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm và kế hoạch 5 năm 2006÷2010. Thu nhập bình quân của người lao động tăng bình quân 10%/năm. Kết quả SXKD năm 2010, Cảng Khuyến Lương ước thực hiện 512.000 tấn thông qua, ước doanh thu đạt 43.480.000.000đồng; nộp ngân sách đầy đủ quy định của nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động ước đạt 3.600.000,đ/người-tháng. Tăng trưởng bình quân 5 năm 2006÷2010 đạt 10% về sản lượng, 10% về doanh thu; 8% vè thu nhập bình quân đầu người, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

            Tiếp tục với chiến lược mở rộng sản xuất, một loạt các bến vệ tinh được cảng đầu tư, mở rộng như bến Chèm, bến Thượng Cát - Từ Liêm, bến Yên Lệnh - Hà Nam, bến Ý Yên - Nam Định phục vụ công trình đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Cùng với mở rộng sản xuất, công tác đầu tư cũng được quan tâm đặc biệt. Giai đoạn này, cảng đã thanh lý các thiết bị đã cũ, nát để tập trung vốn đầu tư thiết bị mới đáp ứng năng lực phục vụ sản xuất tại cảng cũng như các bến lẻ.

            Song song với quá trình xây dựng phát triển Cảng, phát triển sản xuất, các tổ chức chính trị - xã hội cũng được quan tâm bồi dưỡng chính trị, giáo dục tư tưởng, xây dựng và phát triển.

            Tiếp theo các hội nghị nghiên cứu, quán triêt Nghị quyết Trung  ương Đảng lần thứ X, thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đảng uỷ, lãnh đạo cảng tổ chức nhiều đợt học tập, tuyên truyền sâu rộng đến mọi cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động tích cực học tập, lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tích cực tham gia lao động sản xuất, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giao cho. Đảng uỷ đã chỉ đạo giao cho Đoàn Thanh niên tổ chức đội tham dự Hội thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh" quận Hoàng Mai đạt giải khuyến khích toàn đoàn.

            Năm 2005, Đảng bộ bộ phận Cảng Khuyến Lương được nâng cấp thành Đảng bộ cơ sở trực thuộc Quận uỷ quận Hoàn Kiếm. Năm 2006, Đảng bộ cơ sở Cảng Khuyến Lương được bàn giao về trực thuộc Quận uỷ quận Hoàng Mai. Tháng 01 năm 2008, Đảng bộ Cảng được chuyển về trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

            Cho dù ở bất cứ vị trí nào, đảng bộ Cảng Khuyến Lương vẫn luôn dương cao ngọn cờ cách mạng, lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ chính trị mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giao cho.

            Về tổ chức Công đoàn, công đoàn vững mạnh là lực lượng hùng hậu để tổ chức, triển khai thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng uỷ, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp, hoạt động Công đoàn luôn là động lực chính trong mọi phong trào của Cảng. Đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV được cải thiện. Phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, phong trào thi đua lao động quản lý giỏi, thực hiện nếp sống và tác phong công nghiệp, hoạt động xã hội từ thiện luôn được CBCNV Cảng hưởng ứng và tích cực tham gia. Nhờ có phong trào thi đua tốt, thành tích cao mà trong nhiều năm liên tục Cảng được nhận nhiều Bằng khen của Bộ GTVT, bằng khen của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Cờ thi đua quyết thắng của Công an thành phố Hà Nội, của UBND huyện Thanh Trì, UBND quận Hoàng Mai...

            Tổ chức Đoàn Thanh niên được quan tâm đào tạo, giáo dục, được bồi dưỡng chính trị, thực sự là đội ngũ dự bị của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng. Sức trẻ luôn tiên phong đi đầu trong hoạt động phong trào, luôn là hạt nhân cho mọi sự đổi mới, cung cấp cho tổ chức đảng những đoàn viên ưu tú, thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển Đảng bộ Cảng Khuyến Lương ngày càng mạnh về tổ chức, vững về chính trị tư tưởng, lớn về số lượng.

            Một niềm vui lớn đến với CBCNV của Cảng Khuyến Lương, ngày 30/6/2010, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có Quyết định số 402/QĐ-HĐQT ngày 30/6/2010 "phê duyệt chuyển Cảng Khuyến Lương, đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên Cảng Khuyến Lương".

V - GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

            Kể từ khi có quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Cảng Khuyến Lương chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên Cảng Khuyến Lương. Theo đó, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường xây dựng Công ty duy trì ổn định và phát triển. Trong năm 2011, Công ty TNHH một thành viên Cảng Khuyến Lương đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu đạt 84.075.000.000,đồng vượt kế hoạch 164%; Nộp ngân sách 12.616.000.000,đồng vượt kế hoạch 198,3%; Thu nhập của người lao động tăng 120,8%;

            Với những thành tích vượt bậc đã đạt được năm 2011, Công ty TNHH một thành viên Cảng Khuyến Lương vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị.

            Bước sang năm 2012, tình hình kinh tế thế giới có sự suy thoái kéo theo tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của tập thể CBCNV trong Công ty và những kết quả đạt được, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng danh hiệu "Huân chương Lao động Hạng Ba cho tập thể Cán bộ công nhân viên Công ty TNHH một thành viên Cảng Khuyến Lương".

            Đến cuối năm 2013, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước. Một lần nữa Công ty TNHH một thành viên Cảng Khuyến Lương tiếp tục triển khai các bước thủ tục để chuyển đổi từ mô hình Công ty TNHH MTV sang mô hình Công ty cổ phần.

            Sau khi hoàn tất các bước thủ tục cổ phần hóa, kể từ ngày 09/01/2014, "Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương" chính thức đi vào hoạt động.

Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 07 Tháng 8 2018 13:32 )
 
Trang 3 của 3
You are here: Home GIỚI THIỆU
thiet ke nha sofa tu bep giuong ngu nha dep chup anh cuoi chup anh cho be chup anh cuoi ha noi